Cử Tạ (Olympic Weightlifting) là một trong bộ môn những bộ môn khó, đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai và kết hợp sự uyển chuyển của toàn cơ thể. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản về bộ môn này – thông tin được trích dẫn từ cuốn “Tổng quan về cử tạ Olympic” (Olympic Weightlifting: A Complete Guide for Athletes & Coaches) của tác giả Greg Everett.
Tìm hiểu về Cử Tạ
Qua thời gian, việc bổ sung, cải tiến các quy tắc, kỹ thuật của bộ môn Cử Tạ vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển và huấn luyện bộ môn. Các quy tắc cơ bản của Cử Giật (the snatch) và Cử Đẩy (clean and jerk) là các quy tắc toàn cầu, dù cho được diễn giải theo những cách khác biệt.
Một cách đơn giản nhất, cả 3 động tác đều sử dụng tổng lực để nhấc tạ từ dưới đất và nâng lên rồi sử dụng lực chống lại quán tính chuyển động của tạ và đẩy vận động viên vào tư thế giữ tạ. Mặc dù được mô tả phức tạp như vậy, nếu thực hiện chính xác, việc đẩy tạ có thể diễn ra rất trôi chảy.
Các động tác cử giật, cử đẩy đều có thể thực hiện theo hai giai đoạn, được mô tả qua sự thay đổi về hướng của lực hướng di chuyển của tạ và cơ thể, các bộ phận chính đảm nhận việc cung cấp lực và di chuyển.
Các bước của bài tập
Các động tác cử giật và cử đẩy đều được cấu thành từ 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn thứ nhất, vận động viên nâng tạ sử dụng thân dưới. Giai đoạn thứ hai, đẩy thanh tạ lên qua đầu sử dụng thân trên.
Cụ thể hơn, cử đẩy có thể cần đến 3 giai đoạn để thuận tiện hơn cho việc phân tích, bao gồm cú đẩy thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Bổ sung cho các giai đoạn này có các tư thế chuẩn bị (preparatory position), tư thế bắt đầu (starting position), tư thế giữ tạ (receiving position) và tư thế phục hồi (recovery).
Phương pháp 3 lần đẩy khá đơn giản, hợp lý và hiệu quả trong việc trao đổi, giao tiếp giữa người tập và HLV.
Tư thế chuẩn bị
Trong tư thế này, người tập nắm lấy thanh tạ, chuẩn bị chuyển sang tư thế bắt đầu. Tư thế chỉ kéo dài trong giây lát, người tập tập trung và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý nâng tạ. Bình thường, người tập sẽ nắm chặt thanh tạ, cúi người xuống hoặc là giữ người ở tư thế squat.
Tư thế bắt đầu
Từ tư thế này, người tập sẽ bắt đầu nâng tạ, đây là tư thế cuối cùng trước khi thanh tạ rời mặt đất. Tùy vào thói quen của người tập mà động tác này có thể được nhận biết dễ dàng hay không.
– Lần đẩy thứ nhất: Lần đẩy thứ nhất là giai đoạn thanh tạ được nhấc lên khỏi sàn đến vị trí mà lần bung sức cuối được thực hiện, tại giữa đùi.
– Lần đẩy thứ hai: Lần đẩy thứ hai là lần bung sức cuối cùng để đưa người tập vào tư thế mà cơ thể giãn hoàn toàn (fully extended). Lần đẩy đòi hỏi chuyển động cơ thể linh hoạt (transition), gập đồng thời hai gối (scoop/double knee bend). Lần đẩy bắt đầu từ thời điểm thanh tạ ở vị trí ngang đùi và kết thúc khi đầu gối và hông được giãn hết cỡ.
– Lần đẩy thứ ba: Lần đẩy thứ ba là lần chuyển động tác từ tư thế cơ thể giãn hoàn toàn sang tư thế giữ tạ.
Tư thế giữ tạ
Tư thế giữ tạ là tư thế của người tập khi tạ đã đưa tạ lên vị trí cuối cùng so với cơ thể, cao hơn đầu trong cử giật và trên vai trong cử đẩy.
Tư thế phục hồi
Đây là chuyển động của người tập từ tư thế giữ tạ đến tư thế đứng cuối cùng khi hoàn thành việc nâng tạ. Trong cử giật, đây là động tác đứng lên từ tư thế overhead squat. Trong cử đẩy, đây là động tác đứng lên từ thư thế front squat.
Tìm hiểu về cử tạ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ môn này, từ đó có kỹ thuật thực hiện đúng đắn để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả tập luyện. Đây là phần kiến thức hữu ích đối với cả những người mới bắt đầu làm quen với cử tạ và cả những người đang trong quá trình tập luyện bộ môn này.
Sản phẩm bạn quan tâm
-
0 VND
- GIẢI THỂ HÌNH MR. OLYMPIA 2017 (09/16/2017)
- SIÊU KHUYẾN MÃI NITRO TECH MUA 2 TẶNG 1 (03/29/2017)
- SELFIES CỦA CÁC NÀNG GYMER XINH ĐẸP NÓNG BỎNG NHẤT (02/22/2017)
- CÁCH PHA CHẾ CÁC LOẠI THỨC UỐNG PROTEIN NGON MIỆNG BỔ DƯỠNG (02/16/2017)
- 3 CẶP ĐÔI SỞ HỮU VÓC DÁNG NÓNG BỎNG NHỜ ĐAM MÊ THỂ HÌNH (02/14/2017)
- 4 BÍ QUYÊT CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH TẬP HOÀN HẢO (02/06/2017)
- CÁCH TỐI ƯU HÓA THỜI GIAN NGHỈ NGƠI ĐỂ HỒI PHỤC TỐT NHẤT (01/16/2017)
- TẬP LUYỆN BUỔI SÁNG: ĂN GÌ BẦY GIỜ (01/14/2017)
- TẬP LUYỆN QUÁ SỨC (CHAI CƠ): DẤU HIỆU VÀ GIẢI PHÁP (01/13/2017)
- ĐIỂM MẤU CHỐT LÀM NÊN CHƯƠNG TRÌNH CẮT NÉT THÀNH CÔNG (01/06/2017)
- GIẢI ĐÁP TOÀN DIỆN VỀ LỢI ÍCH CỦA PROTEIN SHAKE (01/04/2017)
- CẢNH BÁO: SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG TRONG DINH DƯỠNG GIỮA BUỔI TẬP (01/03/2017)
- 3 CÁCH MÀ WHEY PROTEIN CÓ THỂ GIÚP BẠN GIẢM CÂN (12/28/2016)
- 3 PHƯƠNG PHÁP GIỮ XƯƠNG CHẮC KHỎE CẢ ĐỜI (12/26/2016)
- VAI TRÒ CỦA SẮT VÀ HƯỚNG DẪN ĐỂ TỐI ƯU HÓA LƯỢNG SẮT (12/23/2016)
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA WHEY PROTEIN VÀ CASEIN PROTEIN (12/21/2016)
- 3 LOẠI TRÁI CÂY GIÚP BẠN TẬP GYM TỐT HƠN (12/20/2016)
- BÍ QUYẾT TĂNG CÂN CHO NGƯỜI GẦY (12/10/2016)
- DANH SÁCH THỰC PHẨM ÍT CARBOHYDRATE TỐI ƯU NHẤT (12/09/2016)
- CHẾ ĐỘ ĂN KETO: CHẾ ĐỘ ĂN GIẢM MỠ BẰNG CÁCH GIẢM TINH BỘT (12/06/2016)
Nhận xét của bạn:
Nhận xét