Niacin là gì?
Niacin hay niaxin (còn được gọi là vitamin B3, axit nicotinic hay vitamin PP) là một hợp chất hữu cơ có công thức C6H5NO2 và là một trong 40 đến 80 chất dinh dưỡng thiết yếu của con người, tùy thuộc vào định nghĩa được sử dụng.
Niacin là một trong năm vitamin mà nếu thiếu trong chế độ ăn uống của con người sẽ gây ra bệnh điển hình: bệnh thiếu niacin (pellagra), bệnh thiếu vitamin C (scurvy), bệnh thiếu thiamin(beriberi), bệnh thiếu vitamin D (bệnh còi xương), bệnh thiếu vitamin A (bệnh mù ban đêmvà các triệu chứng khác). Niacin đã được sử dụng trong hơn 50 năm để tăng mức độ HDL trong máu và đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch trong một số thử nghiệm có kiểm soát trên người.
Niacin là chất rắn hòa tan trong nước, không màu, là dẫn xuất của pyridin, với nhóm carboxyl(COOH) ở vị trí số 3. Các dạng vitamin B3 khác là dạng amid, nicotinamid ("niacinamid"), trong đó nhóm carboxyl được thay bằng nhóm carboxamid (CONH2), cũng như các amid phức tạp hơn và các dạng este. Cả axit nicotinic và nicotinamid đều được gọi chung là niacin hay vitamin B3, và bởi vì có hoạt tính sinh hóa tương tự nhau, axit nicotinic và nicotinamid thường được dùng thay thế nhau khi đề cập đến các hợp chất thuộc họ này.
Niacin không thể chuyển trực tiếp thành nicotinamid, nhưng cả hai hợp chất có thể được chuyển thành NAD và NADP in vivo. Mặc dù có hoạt tính vitamin như nhau nhưng nicotinamid lại không có tác dụng dược lý (tác động lên lipid) như niacin. Nicotinamid không làm giảm cholesterol hoặc gây bệnh flushing. Nicotinamide có thể gây độc cho gan ở liều vượt quá 3 g/ngày đối với người lớn. Niacin là tiền chất của NAD+/NADH và NADP+/NADPH, là những chất đóng vại trò thiết yếu trong việc chuyển hóa trong tế bào sống. Niacin tham gia vào việc cải biến DNA và sản sinh các hormon steroid trong tuyến thượng thận.
Tác dụng của Niacin là gì?
Bạn có thể sử dụng thuốc vitamin B3 (hay còn gọi là niacin hoặc axit niconitic) để điều trị thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu, để giảm nguy cơ đau tim ở người bị tăng cholesterol máu vừa mới trải qua cơn đau tim hoặc để điều trị bệnh mạch vành
Làn da khỏe mạnh: Viêm da hoặc da bị bong tróc bị kích ứng là triệu chứng thiếu hụt niacin. Cũng có một số bằng chứng cho thấy niacin có thể giúp ngăn ngừa ung thư da và thậm chí có thể cải thiện sự xuất hiện của các nếp nhăn. Hầu hết các tác dụng của niacin trên da đã được nhìn thấy khi nó được áp dụng tại chỗ cho vùng bị ảnh hưởng, nhưng bổ sung đủ niacin trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa kích ứng da.
Bệnh tim mạch: Niacin liều cao đã được sử dụng để giúp cải thiện mức cholesterol ở những người không thể dung nạp statins. Niacin có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL) lên đến 35%. Niacin cũng đã được dùng hỗ trợ để giảm huyết áp tự nhiên và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Giảm đau Viêm Khớp: Vì niacin đóng một vai trò trong việc tăng lưu lượng máu tới một số khu vực nhất định, nó cũng có thể giúp làm giảm chứng viêm khớp bằng cách thúc đẩy lưu lượng máu đến những vùng đau đớn. Dường như nó giúp cải thiện sự mềm dẻo khớp và giảm đau. Nhằm ăn thực phẩm giàu chất niacin vì hiệu quả này, nhưng không dùng liều lượng cao vitamin trừ khi bác sĩ của bạn đề nghị.
Nguồn thực phẩm giàu niacin
Các sản phẩm động vật:
- Gan, tim và thận
- Gà
- Bò
- Cá
- Trứng
Rau quả:
- Quả bơ
- Chà là
- Cà chua
- Rau ăn lá
- Súp lơ
- Cà rốt
- Khoai lang
- Măng tây
Các loại hạt, đậu đỗ:
- Đậu phụ
- Nước tương
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Niacin?
Như các loại thuốc khác, thuốc vitamin B3 (niacin) có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:
Tiêu chảy, ho;
Choáng váng, ngất xỉu;
Tim đập nhanh;
Buồn nôn, nôn ói, đau ở bụng trên;
Mệt mỏi nhiều, thiếu năng lượng;
Nước tiểu sậm màu, phân có màu sậm;
Chảy máu hoặc bầm tims bất thường;
Mất vị giác;
Triệu chứng giống cúm;
Nổi mẫn, ban, ngứa;
Khó thở hoặc khó nuốt;
Phù mặt, họng, môi, lưỡi, mắt, tay, chân, mắt cá hoặc chân dưới;
Khàn giọng;
Đau cơ, mệt hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân;
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng Niacin bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc vitamin B3 bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ:
Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, tá dược của thuốc;
Nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào;
Nếu bạn định dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi;
Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú;
Nếu bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào hoặc bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với vitamin B3.
HÃY MUA HÀNG TẠI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TC SPORT FOOD NHÉ !
Sản phẩm bạn quan tâm
-
0 VND
- GLUTAMINE - NHỮNG HIỆU QUẢ TUYỆT VỜI (03/29/2019)
- SỰ THẬT KINH HOÀNG VỀ ESTROGEN (03/29/2019)
- NHỮNG GÌ MÀ MỌI NGƯỜI NÊN BIẾT VỀ CITRULLINE (03/29/2019)
- AMINO ACID CẦN THIẾT NHƯ THẾ NÀO? (03/29/2019)
- 99% NGƯỜI KHÔNG BIẾT VỀ ASTAXANTHIN (03/28/2019)
- MALTODEXTRIN LÀ GÌ VÀ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ? (03/28/2019)
- WHEY BLEND - CHỌN LỰA NÀO PHÙ HỢP VỚI BẠN (03/28/2019)
- WHEY PEPTIDES - NHỮNG ĐIỂM ƯU VIỆT MÀ ÍT NGƯỜI BIẾT (03/28/2019)
- SỰ THẬT KHỦNG KHIẾP VỀ SUCRALOSE (03/27/2019)
- SKIM MILK CÓ THỰC SỰ TỐT HAY KHÔNG (03/27/2019)
- TẤT TẦN TẬT VỀ PROTEIN - CARBOHYDRATE - FAT - CHOLESTEROL - CALORIES (03/27/2019)
- L - ARGININE LÀ GÌ ? LỢI ÍCH VÀ LIỀU DÙNG (03/27/2019)
- SỰ THẬT VỀ WHEY PROTEIN ISOLATE (03/26/2019)
- TÁC DỤNG HỮU ÍCH CỦA LECITHIN (03/26/2019)
- BETAINE - VAI TRÒ ĐỐI VỚI CƠ THỂ (03/26/2019)
- BETA ALANINE - CHINH PHỤC MỌI MỨC TẠ (03/26/2019)
- VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA LIPID ĐỐI VỚI CƠ THỂ (03/26/2019)
- CLA - GIẢM CÂN CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG ĐẾN THẾ ! (03/26/2019)
- TẠI SAO GIẢM MỠ LẠI BỊ MẤT CƠ ??? (03/26/2019)
- CASEIN - VỆ SĨ NUÔI CƠ BAN ĐÊM (03/25/2019)
Nhận xét của bạn:
Nhận xét