Vitamin có vai trò như thế nào đối với con người ?
Nó có thật sự cần thiết ?
Đây là câu hỏi muôn thuở đối với các bạn newbie và cũng có những bạn tập lâu năm. Vitamin được liệt vào danh sách các chất thiếu yếu (cơ thể không tự tổng hợp được) mà cơ thể cần bổ sung hằng ngày. góp phần hỗ trợ hàng triệu các phản ứng hoá học trong cơ thể mỗi ngày, giúp cơ thể tổng hợp protein tốt hơn, tăng đề kháng, giúp hấp thu, tiêu hoá diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn.
Mỗi nhóm vitamin sẽ có 1 chức năng riêng và 1 liều lượng nhất định, nếu bạn nạp đủ thì nó sẽ hỗ trợ cơ thể hoạt động trơn tru hơn. Nhưng nếu thiếu hoặc thừa vitamin thì sẽ ngược lại.
Công dụng các nhóm Vitamin và chúng có chứa nhiều trong các loại thức ăn nào ?
Hiện vitamin được chia làm 7 nhóm và trong 7 nhóm đó còn có thêm các phân nhánh
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Vitamin A được hòa tan trong chất béo.
Công dụng:
+ Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Trong máu vitamin A dưới dạng retinol sẽ chuyển thành retinal. Trong bóng tối, retinal kết hợp với opsin (là một protein) để cho rhodopsin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng. Sau đó, khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để cho trở lại cis-retinol.
+ Vitamin A mà chủ yếu là acid retinoic còn là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa.
Một trong những biểu thị đầu tiên của thiếu hụt vitamin A là thị lực suy giảm, cụ thể là suy giảm nhẹ thị lực gọi là quáng gà. Đối với người bị thiếu hụt vitamin A trầm trọng sẽ làm tích tụ các mảnh vụn keratin làm phá hủy của giác mạc và dẫn đến mù toàn phần. Ngoài ra còn làm suy giảm miễn dịch, giảm chiều dày lớp vảy ở da.
Các thực phẩm có chứa vitamin A:
Gan (bò, lợn, gà, cá, gà tây)
Cà rốt
Lá cải bông xanh
Khoai lang
Cải lá xoăn
Bơ
Rau bina
Rau ăn lá
Bí ngô
Cải bắp không cuốn
Dưa gang
Trứng gà, vịt
Mơ
Đu đủ
Xoài
Hoa cải bông xanh
Củ cải đường
Bí đỏ.
Liều lượng khuyến cáo nên dùng là 5000UI mỗi ngày. Nếu quá liều sẽ gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình.
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Hai phân nhánh của Vitamin D khi được tổng hợp là vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol). Cholecalciferol và ergocalciferol có thể đưa vào cơ thể qua việc ăn uống và các thực phẩm bổ sung. Cơ thể cũng có thể tổng hợp vitamin D (đặc biệt là cholecalciferol) ở da, từ cholesterol, khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời nhưng sẽ không đủ liều lượng cho cơ thể cần trong 1 ngày.
Thiếu vitamin D sẽ gây ra các hiện tượng:
Đau xương: Một trong những dấu hiệu chính của việc thiếu vitamin D là đau xương. Vitamin D hỗ trợ xương hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D, xương cũng bạn sẽ yếu, dễ vỡ và đau. Cơ thể của bạn cần canxi, nhưng nếu không đủ vitamin D để hỗ trợ hấp thụ canxi, canxi có thể bị bài tiết bởi magie.
Suy giảm Testosteron: Vitamin D có liên kết với hoocmon Testosterone trong nam. thiếu Vitamin D dẫn đến thiếu Tes (TT và FT) trong nam. thêm nữa là thiếu Vitamin D liên quan đến việc khó sản sinh (hypogonadism).
Có thể gây vô sinh: thiếu Vitamin D (hypovitaminosis D) ở nữ khiến hoocmon Tes và LH bị tăng và vì đó mà bị giảm đi Estro- và Progesteron cho nên sẽ khiến nữ bị vô sinh (khó sinh) nếu bị thiếu Vitamin D trầm trọng.
Công dụng của Vitamin D, D2, D3
+ Là 1 hoocmon và cũng là activator cho tất cả các enzyme metabolism khác.
+ Giúp chống lại các bệnh dị ứng
+ Cải thiện giấc ngủ
+ Vitamin D còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.
+ Có khả năng cải thiện trí lực, ngăn chặn chứng suy giảm trí nhớ
Các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin D:
Cá
Trứng
Nấm
Sữa
Đậu hủ
Pho mát
Yến mạch
Liều lượng khuyến cáo nên dùng là 5000 UI – 10000UI tuỳ độ tuổi
Vitamin E là tên gọi chung để chỉ hai lớp các phân tử (bao gồm các tocopherol và các tocotrienol) có tính hoạt động vitamin E trong dinh dưỡng. Vitamin E không phải là tên gọi cho một chất hóa học cụ thể, mà chính xác hơn là cho bất kỳ chất nào có trong tự nhiên mà có tính năng vitamin E trong dinh dưỡng. Chức năng chính của α-tocopherol trong cơ thể người dường như là của một chất chống ôxi hóa. Nhiều phân tử được đề cập trong các bài chính về chúng như nói trên đây có thể chuyển hóa lẫn nhau trong cơ thể.
Thiếu vitamin E
Có thể gặp ở trẻ đẻ non, người lớn bị cắt túi mật. Khi thiếu Vitamin E kéo dài sẽ có các triệu chứng thần kinh như: thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, xúc giác giảm nhạy cảm.
Thiếu hụt vitamin E liên quan đến bệnh xơ nang, bệnh gan ứ mật mãn tính, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo, hội chứng ruột ngắn, hội chứng thiếu hụt vitamin E và các hội chứng kém hấp thu khác có thể dẫn đến mức độ thiệt hại khác nhau. Tuy nhiên vitamin E cũng có thể hoạt động như một chất chống đông và làm tăng nguy cơ của các vấn đề đông máu.
Thừa Vitamin E
Nếu dùng Vitamin liều cao (trên 3000 IU mỗi ngày) có thể gây rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy hơi, đi lỏng, viêm ruột hoại tử). Tiêm tĩnh mạch liều cao có thể gây tử vong.
Các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin E:
Củ cải
Hạnh nhân
Hạt dẻ
Rau cải xanh
Rau bina
Bơ
Bông cải xanh
Liều dùng khuyến cáo 200 - 400 IU/ngày.
Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.
Có hai loại vitamin K dạng tự nhiên: Vitamin K1 hay còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên. Vitamin K2hay còn gọi là menaquinone. Dạng này được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.
Vitamin K1
Có nhiều trong các loại rau xanh (cải, bông cải,…), dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho,…). Tuy nhiên, chỉ 5-10% lượng vitamin K1 được hấp thu ở đường tiêu hoá từ nguồn thực phẩm
Vitamin K1 giữ vai trò hoạt hoá yếu tố đông máu ở gan.
Vitamin K2
Công dụng
Tăng cường chức năng của tế bào nội mô mạch máu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch, tránh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
Kích hoạt protein osteocalcin, giúp gắn ion canxi vào khung xương, ngăn ngừa loãng xương. Kanellakis S và cộng sự (2012) đã công bố kết quả nghiên cứu hiệu quả của sự kết hợp canxi, vitamin D3 và vitamin K2 trong việc tăng mật độ khoáng trong xương ở 173 phụ nữ mãn kinh. Sau 12 tháng thử nghiệm, kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ khoáng trong xương cột sống của nhóm bổ sung 800 mg canxi, 10 mcg vitamin D3 và 100 mcg vitamin K2 tăng đáng kể so với nhóm đối chứng và cao hơn so với nhóm chỉ bổ sung canxi và vitamin D3
Các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin K
Rau cải bó xôi
Húng quế
Cải xoăn
Bắp cải
Mù tạt
Mùi tây
Bông cải xanh
Măng tây
Cần tây
Dưa chuột
Rau xà lách
Cà rốt
Trứng
Dầu Olive
Liều dùng khuyến cáo 90 -120 mcg/ngày
Vitamin C còn gọi là acid ascorbic. Nó tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L, tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể. Dạng D không có hoạt tính sinh học. Dạng L khi bị ôxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C. Nếu tiếp tục ôxy hóa nữa sẽ thành diketo golunat (màu vàng sẫm) mất hoạt tính sinh học của vitamin C.
Chức năng chủ yếu của vitamin C là sự sản xuất collagen, một protein chính của cơ thể. Đặc biệt, vitamin C giúp nối kết một phần của phân tử amino acid proline để hình thành hydroxyproline. Kết quả là, sự cấu trúc nên collagen rất ổn định. Collagen không những là một protein rất quan trọng trong việc liên kết các cấu trúc cơ thể với nhau (mô liên kết, sụn khớp, dây chằng, vv..), vitamin C còn hết sức cần thiết cho sự lành vết thương, sự mạnh khỏe của nướu răng, và ngăn ngừa các mảng bầm ở da.
Thêm vào đó, vitamin C còn có chức năng miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon, tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng.
Các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C
Ổi
Ớt chuông
Bông cải
Các loại rau lá xanh
Kiwi
Dứa
Cà chua
Bắp cải đỏ
Đu đủ
Dâu tây
Dưa Hấu
Xoài
Khoai lang
Các loại đậu
Liều dùng khuyến cáo 500mg/ngày
Sản phẩm bạn quan tâm
-
0 VND
- BẬT MÍ BÍ MẬT CỦA CREATINE (03/02/2019)
- CÔNG DỤNG CỦA 1 THANH PROTEIN (03/01/2019)
- GLUTEN THẬT SỰ CÓ TỐT HAY KHÔNG ? (02/28/2019)
- CÔNG DỤNG CỦA BCAA (02/27/2019)
- CAFFEINE và CAFFEIN ĐỐI VỚI GYMER (02/27/2019)
- ISO ZERO - SẢN PHẨM CAO CẤP KHÔNG THỂ BỎ QUA (02/25/2019)
- HUYỀN THOẠI TRỞ LẠI- WHEY ISOLATE VP2 (02/25/2019)
- NITRO-TECH 100% WHEY GOLD - BƯỚC ĐỘT PHÁ TỪ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN NHẤT (02/13/2019)
- BCAA - CÔNG DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG TẬP LUYỆN? (02/13/2019)
- HYDROXYCUT HARDCORE NEXT GEN - XUA TAN NỖI LO TĂNG MỠ (02/12/2019)
- KIỂM TRA NGAY KHI CƠ THỂ CÓ DẤU HIỆU NÀY (01/30/2019)
- TRIBULUS - SIÊU PHẨM HỖ TRỢ TĂNG TESTOSTERON (01/29/2019)
- TESTOSTERONE TOÀN TẬP - HORMONE GIÚP TĂNG CƠ (01/29/2019)
- MASS TECH EXTREME 2000 - TĂNG CÂN TĂNG CƠ HIỆU QUẢ (01/28/2019)
- TĂNG CÂN ĐÓN TÊT HIỆU QUẢ VỚI MUSCLE MASS GAINER (01/28/2019)
- LỊCH NGHỈ TẾT CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THỂ THAO TC (01/28/2019)
- CLA - GIẢI PHÁP TỐI ƯU GIÚP GIẢM CÂN HIỆU QUẢ (01/26/2019)
- PRE WORKOUT - SỨC MẠNH TRÀN TRỀ CHO BUỔI TẬP (01/23/2019)
- GIẢM CÂN ĐỐT MỠ VỚI CARNITINE - TẠI SAO KHÔNG (01/23/2019)
- THỰC HƯ PROTEIN CASEIN – TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CẦN NÓ (01/22/2019)
Nhận xét của bạn:
Nhận xét